Phân Tích Chuẩn Độ- Titration
Chuẩn độ là quá trình phân tích hóa học để xác định thành phần của một mẫu dung dịch, bằng cách cho thêm vào một lượng chính xác chất hóa học khác, với điều kiện, chất này sẽ phản ứng theo tỉ lệ biết trước với thành phần mà ta quan tâm.
Quá trình này thường tiến hành bằng cách cho chất chuẩn độ (là một dung dịch có nồng độ đã biết chính xác, chứa chất gây phản ứng hóa học với thành phần mà ta quan tâm) chảy từ từ qua buret có khóa, vào cốc phản ứng, chứa dung dịch cần phân tích, cho đến khi phản ứng cân bằng thì dừng lại.
Lúc này ta có thể biết chính xác lượng chất chuẩn độ đã cho vào cốc phản ứng. Thời điểm nhận biết phản ứng hóa học đạt mức cân bằng, đồng thời, ngừng cho thêm chất chuẩn độ, gọi là điểm dừng (end-point) của quá trình chuẩn độ, báo hiệu qua những chỉ dấu như màu sắc hoặc điện thế của dung dịch trong cốc phản ứng.
Dựa theo loại phản ứng của chất chuẩn độ với chất cần phân tích, phản ứng chuẩn độ được phân thành: Phản ứng axit- bazơ, phản ứng kết tủa, phản ứng tạo phức và phản ứng oxi hóa- khử.
Thực tế, điểm dừng và điểm cân bằng của phản ứng chuẩn độ luôn có sai lệch với nhau, đây được gọi là sai số chuẩn độ, và có biên độ tùy thuộc vào phương pháp (thiết bị) cũng như sử dụng chỉ dấu nào để báo hiệu điểm cân bằng của phản ứng chuẩn độ
Ưu Điểm:
|
Một số hạn chế của phương pháp:
|